Lưu Ý Khi Đổ Móng Gia Chủ Không Thể Bỏ Qua
Đổ móng là nằm ở giai đoạn đầu trong thi công xây nhà phần thô, có vai trò quan trọng đối với độ bền và độ an toàn của cả công trình. Dù là công trình công nghiệp hay nhà ở thì cũng đừng bỏ qua những lưu ý khi đổ móng rất quan trọng dưới đây bạn nhé.
Nội dung chính
1. Vai trò của móng trong xây dựng
Móng là kết cấu nằm dưới cùng của 1 công trình xây dựng, có vai trò truyền và phân bố tải trọng của công trình đó xuống nền đất, móng càng kiên cố thì công trình càng chắc chắn ổn định.
Móng không có hình dạng và kích thước cố định, nó tùy thuộc vào tính chất công trình xây dựng, khu đất nền, đặc điểm địa chất,… Thông thường xây nhà ở thì thi công móng đòi hỏi ít kỹ thuật hơn cả. Còn với các công trình đặc biệt chung cư, cao ốc, trung tâm thương mại, sân vận động….thì móng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, tính toán tỉ mỉ hơn rất nhiều.
Móng là kết cấu nằm dưới cùng của 1 công trình xây dựng.2. Các loại móng thường dùng trong xây dựng
Trong xây dựng hiện nay có 04 loại móng phổ biến phù hợp
2.1 Móng đơn
Là loại móng nâng đỡ 1 cột hoặc 1 cụm cột liền kề nhau nhằm gia tăng khả năng chịu lực. Thường áp dụng khi thi công cột điện, trụ cầu, và chân cột nhà. Mức chi phí rẻ, thời gian làm ngắn.
Hình ảnh về móng đơn trong thi công xây nhà phần thô2.2 Móng bè
Là loại móng khá nông, trải rộng toàn bộ công trình, độ chịu lực kém, vai trò chủ yếu của nó là phân bổ tải trọng đồng đều lên nền đất, giảm thiểu tình trạng sụt lún. Móng bè hay được sử dụng cho các công trình có tầng hầm, bể chứa nước, kho chứa đồ,…
Hình ảnh chuẩn bị đổ móng bè trong thi công xây nhà.2.3 Móng băng
Là loại móng được sử dụng nhiều nhất trong các công trình nhà ở dân dụng bởi chi phí trung bình và thời gian thi công tương đối nhanh. Có hình dạng là những dải dài, có thể cắt nhau hoặc không. Thường bao xung quanh công trình.
2.4 Móng cọc
Là loại móng vững chắc nhất gồm nhiều cọc và các đài cọc, có thể chịu lực nhất, đòi hỏi kỹ thuật cao lành nghề, thời gian đổ lâu nên chỉ dùng cho các công trình xây nhà trên 1 nền đất yếu.
Để lựa chọn được kiểu móng phù hợp với công trình thì trước khi tiến hành đào các kỹ sư xây dựng cần phải khảo sát trước các yếu tố địa chất như: Loại đất nền, độ bằng phẳng, khả năng chịu lực của đất nền, các nguy cơ sạt lở sụt lún,…
3. Lưu ý khi đổ móng
3.1 Khảo sát địa hình địa chất trước khi đổ móng
Đây là bước quan trọng để quyết định chọn loại móng, độ sâu của móng, phương án thi công… trước khi đào móng. Thường các đơn vị thi công phải thẩm định các yếu tố như độ bằng phẳng của đất nền, loại đất nền là đất gì, đất có chặt không, có dễ thấm nước không (Có lẫn tạp chất không, nếu lẫn đó là gì). Hai loại đất tránh xây nhà nhất là đất sét và đất xốp vì khả năng chịu lực thì kém dễ sụt lún, kết cấu quá chặt nên không thể tự làm sạch, dễ sinh sôi vi khuẩn nấm mốc.
Bên cạnh đó cũng phải xác định được móng nhà có gần các mạch nước ngầm nào hay không. Tốt nhất là nên tránh các mạch nước vì chúng rất ẩm ướt.
3.2 Nếu đổ móng trên 1 nền đất yếu
Các nền đất nào được coi là nền đất yếu? Đó là đất ven sông, đất ruộng, đất bazan, đất pha cát, đất từng ngập nước…
Trước khi đào móng thì tất cả các nền đất này đều phải được gia cố lại vững chãi, nếu không rất dễ xảy ra nghiêng lệch hoặc sụt lún về sau. Việc chọn loại móng và kết cấu công trình cho những nền đất này cũng cần được tính toán thận trọng.
3.3 Quyết định độ sâu của móng
- Độ sâu của móng phụ thuộc vào yếu tố địa hình, mạch nước ngầm, tính khả thi của việc thi công,…
- Với các công trình có tải trọng nhỏ như nhà cấp bốn, công trình phụ, nhà 1 tầng đến 3 tầng; đất nền tốt thì có thể sử dụng móng nông từ 1,2m – 3,5m.
- Với các công trình có tải trọng lớn như nhà cao tầng thì phải sử dụng móng sâu hơn số đo trên, có bản thiết kế riêng, đưa móng xuống đúng độ sâu đã định.
- Nếu móng thi công trên các địa hình dốc thì móng phải nằm ngang.
- Nếu móng thi công bắt buộc gần mạch nước ngầm thì 1 là đặt móng trên mạch nước ít nhất 50cm, 2 là đặt móng dưới hẳn mạch nước. Và chắc chắn phải là móng sâu
3.4 Lựa chọn nguyên vật liệu đổ móng kỹ càng
Các nguyên vật liệu sử dụng trong thi công móng gồm: Cát, xi măng, đá, sắt thép, cốt pha. Chủ đầu tư hoặc các gia chủ nên sử dụng các nguyên vật liệu tốt nhất để đảm bảo tuổi thọ của công trình. Ham rẻ cũng không thể tiết kiệm được nhiều so với tổng chi phí xây nhà trọn gói, ngược lại làm giảm sự an toàn tính mạng khi đi vào sử dụng.
3.5 Nếu đổ móng mà gặp trời mưa
Trời mưa gây cản trở quá trình đào móng và ảnh hưởng đến cả chất lượng móng, tuy nhiên với các chủ đầu tư hoặc gia chủ không thể di dời ngày đẹp thì hãy thực hiện một số thao tác sau:
- Chuẩn bị các tấm vải bạt to để che chắn móng và các nguyên vật liệu
- Chuẩn bị trước hệ thống thoát nước và liên tục kiểm tra để đảm bảo không có nước ứ đọng
- Nếu buộc phải ngưng việc đổ bê tông giữa chừng thì hãy đảm bảo lớp bê tông đã đổ khô cứng rồi mới đổ tiếp.
3.6 Lựa chọn đơn vị thi công xây nhà giàu kinh nghiệm
Với tất cả những sự chuẩn bị chu đáo trên nhưng nếu gia chủ “chọn mặt gửi vàng” vào 1 đơn vị mới, không có nhiều kinh nghiệm trong thi công xây nhà thì vẫn sẽ gặp những nguy cơ, những rủi ro nhất định.
Với Xây Dựng Thiện Phát khi nhận bất kỳ công trình xây nhà hay sửa nhà ở nào cũng đều tận tâm chuyên nghiệp trong tất cả các khâu gồm:
- Khảo sát địa chất kỹ càng
- Tư vấn thi công có tâm
- Thi công đúng kỹ thuật
- Giám sát thi công nghiêm ngặt
Từ đó giúp gia chủ và các chủ đầu tư yên tâm về chất lượng công trình.
Hy vọng bài viết trên đây của Xây Dựng Thiện Phát đã giúp bạn đọc bỏ túi những lưu ý khi đổ móng cực kỳ quan trọng. Hãy liên hệ tới hotline để được tư vấn thêm về các lĩnh vực thi công xây nhà và thi công sửa chữa nhà nhé.
Bài viết liên quan
Các Cách Tránh Phát Sinh Khi Xây Nhà Sửa Nhà Hiệu Quả Nhất
Chi phí là một trong những vấn đề mà các gia chủ đều lo lắng khi cần sửa nhà hay...
Nên Dùng Loại Sơn Gì Khi Xây Nhà Sửa Nhà
Nội dung chính 1. Thế nào là sơn tốt? Những tiêu chí đánh giá chất lượng sơn nhà chuẩn? 2. Nên dùng...
Những Lưu Ý Khi Xây Nhà Lệch Tầng Gia Chủ Phải Biết
Nội dung chính 1. Phong cách thiết kế xây nhà lệch tầng là như thế nào? 2. Các kiểu nhà lệch tầng...
Vì Sao Sửa Chung Cư Giá Lại Cao Hơn Sửa Nhà Ở Mặt Đất?
Nội dung chính 1. Thủ tục và điều kiện sửa chung cư phức tạp 2. Địa thế bất tiện, vận chuyển nhiều...
Nhà Gác Lửng Là Gì? Những Lưu Ý VÀNG Trong Thiết Kế Nhà Gác Lửng
Nội dung chính 1. Khái niệm: Nhà gác lửng là gì? 2. Công dụng hữu ích của nhà gác lửng/nhà tầng lửng 3....
Có Nên Đóng Trần Thạch Cao Không? Lời Khuyên Từ ChuyênGia
Nội dung chính 1. Các loại trần thạch cao 1.1 Trần thạch cao chìm 1.2 Trần thạch cao nổi 2. Có nên đóng trần...