Có Nên Đóng Trần Thạch Cao Không? Lời Khuyên Từ ChuyênGia
Nội dung chính
Là một trong những loại trần nhà phổ biến nhất hiện nay nhưng nhắc đến trần thạch cao vẫn không ít gia chủ bối rối không biết có nên đóng trần thạch cao không. Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem trần thạch cao là gì và vì sao nó được yêu thích đến vậy nhé.
1. Các loại trần thạch cao
Thạch cao là một vật liệu phổ biến trong ngành xây dựng và trang trí nội thất. Với các đặc tính vượt trội như bền, nhẹ, cách âm tốt, chịu nhiệt, chịu nước, và thân thiện với môi trường thì thạch cao thường được ứng dụng làm trần nhà hoặc tường, vách ngăn.
Trần thạch cao có 02 loại là trần nổi và trần chìm. Trần thạch cao nổi đòi hỏi ít kỹ thuật thi công hơn, lắp đặt dễ dàng và tốn ít thời gian.
1.1 Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm thì cần thi công bài bản hơn, lâu hơn nhưng tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều.
Trần thạch cao chìm có thể thiết kế hoa văn rất đa dạng đẹp mắt.1.2 Trần thạch cao nổi
Cụ thể thì trần thạch cao nổi được làm bằng cách thả từng tấm thạch cao từ trên xuống sao cho lấp kín khung định hình trần. Trần thạch cao chìm được làm cầu kỳ hơn khi được bắt vít từ dưới lên vào khung định hình trần, tạo thành các mặt phẳng sau đó mới tiến hành trạm trổ đính kết hoa văn. Khung định hình thường là các khung kẽm nhôm chắc chắn.
Trần thạch cao nổi được ứng dụng nhiều trong các tòa nhà văn phòng.2. Có nên đóng trần thạch cao không?
Để trả lời cho câu hỏi trên thì hôm nay Xây Dựng Thiện Phát sẽ cùng phân tích giúp các bạn những ưu và nhược điểm của trần thạch cao để các bạn cân nhắc tốt hơn. Bởi vì theo chúng tôi, tùy theo mục đích sử dụng tính chất của công trình mà gia chủ quyết định nên dùng hay không nên dùng trần thạch cao.
2.1 Ưu điểm của đóng trần thạch cao
- Thạch cao được sản xuất bằng công nghệ tạo bọt, trần thạch cao thừa hưởng các đặc tính nổi bật của thạch cao nên siêu nhẹ, không bắt lửa, tuổi thọ cao. Ước tính lên cả trăm năm trong điều kiện lý tưởng. Đặc biệt cách âm tốt, một trong những yếu tố rất quan trọng của xây dựng
- Lý do chủ yếu để người ta chọn thạch cao làm trần đó là nó dễ dàng thiết kế và trạm trổ các hoa văn tinh tế, phục vụ nhu cầu trang trí nội thất. Đồng thời cũng dễ dàng thay đổi kiến trúc nếu như không thích nữa. Nên các nhà hàng, quán hát, khách sạn hầu hết là sử dụng loại trần này.
- Sử dụng trần thạch cao thì hệ thống điện và cấp thoát nước cũng sẽ dễ dàng lắp đắt hơn so với trần truyền thống. Đặc biệt là điều hòa, khi toàn bộ phần dây dợ có thể giấu phía sau trần nên gọn gàng đẹp mắt
- Tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian thi công hơn so với các trần bằng bê tông và bằng nhôm. Giá thành luôn rẻ hơn các nguyên liệu khác từ 1,5 đến 2 lần. Và ví dụ như bê tông, ít nhất cũng phải 1 tháng mới có thể tháo cốp pha, để sử dụng được thì cần nhiều thời gian hơn nữa.
- Dễ dàng sửa chữa khi xảy ra các vấn đề ẩm mốc, cong vênh,… vì bản chất các tấm thạch cao bao giờ cũng dễ xử lý hơn là bê tông, cốt thép của trần truyền thống.
2.2 Nhược điểm của đóng trần thạch cao
- Thạch cao kỵ nước: Mặc dù thạch cao không ngấm nước nhưng khi gặp nước lâu ngày vẫn sẽ xuất hiện các vết ố vàng cực kỳ xấu. Vậy thì ngay từ giai đoạn thi công, gia chủ phải tính toán kết cấu phần mái nhà thật kỹ để nước mưa không thể ngấm xuống, bị hắt vào, rò rỉ vào.
- Nếu mái nhà nơi liên kết trực tiếp với trần nhà không vững chắn thì trần thạch cao có nguy cơ rung lắc thậm chí là rơi, bung ra khi gặp mưa gió, bão lớn. Phải gia cố tất cả các bộ phận này cẩn thận để đảm bảo an toàn.
- Với những trần thạch cao chìm, sau một thời gian dài sử dụng sẽ không tránh khỏi các vết nứt khá mất thẩm mỹ. Cần tiến hành dặm lại, sơn chồng lên để xử lý ngay.
- Thêm một nhược điểm nữa của trần chìm đó là nếu hỏng hóc cần sửa chữa thì phải tháo dỡ toàn bộ, chứ không thể sửa từng tấm đơn lẻ.
Với những phân tích trên Xây Dựng Thiện Phát tin chắc rằng các bạn đã trả lời được câu hỏi “Có nên đóng trần thạch cao không?” cho mình rồi. Chúc các bạn sẽ có được những ý tưởng hoàn thiện ngôi nhà tốt nhất. Đón đọc nhiều hơn các kiến thức, cẩm nang xây nhà tại website chính thức của Xây Dựng Thiện Phát: Hoặc liên hệ hotline để được tư vấn thêm.
Bài viết liên quan
Chi phí xây nhà cấp 4 gác lửng năm 2022 là baonhiêu?
Xây dựng ngôi nhà cho gia đình là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư, tính toán kỹ lưỡng....
Nên Dùng Loại Sơn Gì Khi Xây Nhà Sửa Nhà
Nội dung chính 1. Thế nào là sơn tốt? Những tiêu chí đánh giá chất lượng sơn nhà chuẩn? 2. Nên dùng...
Nhà Gác Lửng Là Gì? Những Lưu Ý VÀNG Trong Thiết Kế Nhà Gác Lửng
Nội dung chính 1. Khái niệm: Nhà gác lửng là gì? 2. Công dụng hữu ích của nhà gác lửng/nhà tầng lửng 3....
Tại Sao Xây Nhà Nhỏ Giá Lại Cao Hơn Bình Thường
Xây nhà nhỏ không đồng nghĩa với việc tiết kiệm được chi phí thi công, thậm chí còn cao hơn...
Vì Sao Sửa Chung Cư Giá Lại Cao Hơn Sửa Nhà Ở Mặt Đất?
Nội dung chính 1. Thủ tục và điều kiện sửa chung cư phức tạp 2. Địa thế bất tiện, vận chuyển nhiều...
Lưu Ý Khi Đổ Móng Gia Chủ Không Thể Bỏ Qua
Đổ móng là nằm ở giai đoạn đầu trong thi công xây nhà phần thô, có vai trò quan trọng...